Tháp Bà Ponagar - lối kiến trúc Chăm Pa đầy ấn tượng

Tháp Bà Ponagar là một trong những quần thể kiến trúc có quy mô vào loại lớn nhất còn lại ở miền Trung Việt Nam Hiện nay, khu di tích thuộc nền văn hóa Chăm Pa, có thời gian xây dựng khá lâu, khoảng thế kỉ thứ 8 đến thế kỉ 13, thời kỳ đạo HinĐu giáo đang cường thịnh tại vương quốc Chăm cổ.

Tháp Bà Ponagar - lối kiến trúc Chăm Pa đầy ấn tượng

Tháp Bà Ponagar nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 2km về phía Bắc, trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 50 mét so với mực nước biển. Tháp Bà Ponagar gồm 3 tầng, ở tầng thấp, ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà qua thời gian nay đã không còn nữa. Từ đấy có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa. 

Tháp Bà Ponagar - lối kiến trúc Chăm Pa đầy ấn tượng

Ở tầng giữa gọi là Mandapa dành cho khách hành hương nghỉ ngơi, chuẩn bị lễ vật. Tầng trên cùng là nơi các ngọn tháp toạ lạc. Những ngôi tháp được xây dựng đặc trưng kiểu Chăm, gạch xây rất khít mạch, không hề nhìn thấy một vết lộ từ chất kết dính nào. Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23 mét, là tháp Ponagar.
Từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm là thời điểm diễn ra lễ hội Tháp nhằm giới thiệu, tôn vinh những nét đẹp của văn hoá Chăm với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng và lễ hội được xếp hạng là một trong 16 lễ hội quốc gia.

Tháp Bà Ponagar - lối kiến trúc Chăm Pa đầy ấn tượng

Tháp bà Ponagar có ý nghĩa rất lớn về mặt tâm linh đối với những tín đồ HinĐu giáo nói chung và người dân địa phương nói riêng, nó vừa thể hiện lối kiến trúc độc đáo, hiếm có, đồng thời vừa bày tỏ được hết văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của người Chăm đã có từ bao đời.

Nguồn ảnh: Internet

Các bạn đang xem bài viết Tháp Bà Ponagar - lối kiến trúc Chăm Pa đầy ấn tượng
Vui lòng ghi nguồn https://bestour.com.vn khi đăng tải lại bài viết này.

Bình luận với tài khoản Facebook