Dáng vẻ uy nghi, lộng lẫy của Đại Nội Huế
739 Lượt xem
Ðại Nội Huế với lối kiến trúc nghệ thuật cung đình, vườn hào độc đáo xứng đáng là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của mảnh đất cố đô. Cùng BesTour khám phá nơi sinh sống của 13 đời Hoàng gia nhà Nguyễn nhé.
- Trải nghiệm nét tâm linh Huế với ngôi chùa Từ Đàm
- Chùa Huyền Không - vẻ đẹp tâm linh Huế
- Hòa cùng không khí sôi động của lễ hội Tịch Điền Huế
- Du lịch Huế tới chùa Thiền Lâm khám phá vẻ đẹp độc đáo
- Du lịch Huế thưởng thức món cơm chay ngon "miễn chê"
Ðại Nội Huế bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Hoàng Thành có 4 cửa được đặt tại 4 mặt của Đại Nội. Cửa chính đặt tại phía Nam, có tên là Ngọ Môn, phía Bắc là cửa Hòa Bình phía Tây là cửa Chương Đức còn phía Đông là cửa Hiển Nhơn, xung quanh phía ngoài thành có các cầu và hồ tên là Kim Thủy.
Cổng chính ra vào Ðại Nội Huế là Ngọ Môn, hướng về phía Nam kinh thành, trước có Cột Cờ. Hoàng Thành và toàn bộ hệ thống cung điện là nơi trọng yếu nên được phân bố chặt chẽ theo từng khu vực chức năng cụ thể. Các khu vực chính là: khu vực phòng vệ, khu vực miếu thờ, khu vực dành cho bà nội và mẹ của nhà vua, khu vực dành cho các hoàng tử học tập, vui chơi giải trí. Ngoài ra còn có Phủ Nội Vụ, chế tạo đồ dùng sinh hoạt cho hoàng gia.
Khu vực quan trọng nhất bên trong Ðại Nội Huế là Tử Cấm Thành, là một vòng tường thành bao quanh khu vực cung điện, mỗi cạnh chừng 300m, tường bao chung quanh cao 3,50m. Tử Cấm Thành nằm cùng trên một trục Bắc -Nam với Kinh Thành và Hoàng Thành.
Tuy có rất nhiều các công trình lớn nhỏ được xây dựng trong khu vực Hoàng Thành như điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, lầu Kiến Trung, Thượng Thiện Đường, Duyệt Thị Đường,... nhưng tất cả đều được bố trí đặt giữa thiên nhiên tươi đẹp với các cầu đá, các hồ lớn nhỏ, vườn hoa và các cây lưu niên tỏa bóng quanh năm.
Các cung điện ở đây đều được làm theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc” đặt trên nền đá cao, nền lát gạch Bát Tràng có tráng men, vỉa ốp đá Thanh, mái được lợp ngói Thanh lưu ly hình ống tráng men loại đặc biệt. Các cột trụ được sơn thếp long vân. Nội thất cung điện được trang trí tổng thể theo cùng một phong cách với nhiều bức tranh thơ bằng chữ Hán, các mảng chạm khắc trên gỗ.
Đại Nội Huế là một tài sản vô giá của dân tộc, là thành quả lao động của nhiều người trong suốt một quá trình, một thời gian dài. Quần thể khu di tích này là khu di tích lịch sử cuối cùng thuộc triều đại phong kiến ở Việt Nam, đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới. Nơi đây đã góp phần gìn giữ vẻ đẹp lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đến với Huế mà không ghé thăm Đại Nội thì quả là một thiếu sót cho chuyến đi của bạn.
Nguồn ảnh: Internet.
Các bạn đang xem bài viết Dáng vẻ uy nghi, lộng lẫy của Đại Nội Huế
Vui lòng ghi nguồn https://bestour.com.vn khi đăng tải lại bài viết này.
Bình luận với tài khoản Facebook